Trang chủ Tin tức Cẩm nang

GIẢI PHÁP CHỐNG THẤM DỘT CHO TRẦN NHÀ

Thấm dột trần nhà là một trong những hiện tượng xảy ra phổ biến nhất ở các công trình, nhà ở. Hiện tượng này gây thấm dột mạnh, từ đó, gây ảnh hưởng đến cả các hạng mục còn lại của ngôi nhà, làm mất đi vẻ thẩm mỹ vốn có ban đầu. Cùng TONMAT theo dõi bài viết sau để có biện pháp khắc phục và sửa chữa nhé!

Thấm dột là một trong những hiện tượng phổ biến nhất trong các công trình, nhà ở

Biểu hiện của hiện tượng trần nhà bị thấm dột là trên trần xuất hiện những vết ố vàng, bị ngả màu, có những vết rạn nứt chân chim, có thể bị đọng nước và nhỏ giọt xuống dưới. Hiện tượng này xuất hiện thường xuyên vào mùa mưa. Ở những nhà chung cư cũng xảy ra hiện tượng này do bị thấm dột từ trên trần hoặc từ nhà vệ sinh của tầng trên xuống.
 
Để có cách chống thấm dột trần nhà hiệu quả thì ta cần phải xác định rõ nguyên nhân bị thấm dột là do đâu để sau đó có phương án chống thấm hợp lý.
 
Một số nguyên nhân chính
 
– Một ít nước bị đọng trên mái nhà, một khe nút giữa khuôn cửa và tường, hay đơn giản hơn chỉ là một mối nối của đinh vít lợp mái tôn cũng là nguyên căn xảy ra thấm tường, ẩm mốc.
 
– Do đội ngũ lắp đặt, hướng dẫn thi công không chuyên nghiệp và thiếu tính tỉ mĩ
 
– Do các vật liệu xây dựng và hoàn thiện đều có những lỗ nhỏ li ti trên bề mặt, qua thời gian sử dụng và sự khắc nghiệt của thời tiết, có thể lắm, từ những lỗ nhỏ li ti ấy sẽ là khởi đầu của tình trạng thấm dột.
 
– Do các vết nứt, lỗ hở, hoặc trần đã cũ.

Cần phải sửa chữa ngay để không ảnh hưởng đến công trình, nhà ở

Một số giải pháp
 
– Đối với trường hợp trần nhà bị thấm dột ở mức vừa phải, hiện tượng ố vàng, ngả màu còn nhẹ, ta có thể sử dụng các loại sơn chống thấm, có đặc tính khô nhanh trong một vài giờ đồng hồ.
 
– Trường hợp trần nhà bị thấm dột ở mức độ nghiêm trọng hơn, bạn cần phải khắc phục bằng cách đập bỏ lớp trần bị thấm, sau đó phủ lên lớp sợi thủy tinh và keo chống thấm, rồi quét lại như ban đầu.
 
– Nếu dột từ trên mái, có thể trám bít vết nứt trên máng xối bằng hỗn hợp xi măng , cát và chất chống thấm độ dày 1cm, chắc chắn rằng không có chỗ nào rò rỉ nước vào đỉnh mái.
 
– Khi việc trạm bít không còn hiệu quả, một cách khác là sử dụng những tấm tôn mỏng để che nước cho vết nứt.
 
– Thay thế những máng xối cạn bằng máng xối sâu hơn, hoặc đục thêm lỗ thoát nước để tránh trường hợp nước tràn lên mái.
 
– Sử dụng cách bề mặt mái bằng cốp pha kín, đổ xi măng và vữa để chúng qua các khe rỗng, ngấm vào bề mặt bê tông, khi ngưng kết bê tông sẽ liên lại bằng việc trám những khe rỗng này,xử lí lại bằng vữa xi măng tinh trộn phụ gia chống thấm.
 
 
Ngoài ra, nếu công trình, nhà ở của bạn đang còn trong giai đoạn thi công hay sửa chữa, bạn hãy nghĩ ngay đến các vật liệu lợp mái tốt hơn có khả năng chống ẩm dột cao như tonmat pannel hay mái lợp tôn mát. Đây điều là những mái lợp, vách ngăn với nhiều tính năng ưu việt, thân thiện với môi trường và cũng là vật liệu đang rất được ưa chuộng trên thị trường hiện nay.
 
 
Nguồn: tổng hợp
Tư vấn đặt hàng